Thursday, January 31, 2019
Monday, January 28, 2019
BÀ MẸ QUÊ - Kiến An Hải Phòng
Có nhiều cách gọi về song thân tùy theo địa phương, nhưng ở quê tôi, một
vùng thuộc tỉnh Kiến An, Hải Phòng thì con gọi bố mẹ là thầy bu, vì thế
tôi xin giữ hai danh từ này cho bài viết về mẹ tôi, một bà mẹ quê.
Thầy tôi qua đời ngày 15 tháng Giêng năm 1947, hưởng dương 41 tuổi! Ông
cụ mất đi khoảng sau 2 tháng bị bệnh mà thuở ấy người vùng quê chỉ biết
gọi là bệnh “thương hàn”(?). Những ngày thầy tôi lâm trọng bệnh và khi
các con tiễn chân ông cụ ra cánh đồng thì nay tôi không còn nhớ gì nữa!
Kỷ niệm duy nhất còn sót lại trong đầu tôi là khi ông cụ tháo vai cày ra
khỏi cổ con trâu rồi đưa sợi dây thừng cho tôi dẫn nó đi ăn, đang gặm
cỏ, khi đến bên bờ hồ trước cửa nhà thờ thì nó nhào xuống nước, ngước
mũi lên thở phì phò, còn tôi, một thằng bé chăn trâu mới 6 tuổi, không
thể kéo nó lên được nên tôi đành buông dây thừng, đứng trên bờ mà khóc
vì sợ con trâu sẽ chết đuối.
Nhưng với bu tôi, một bà mẹ quê, thì tôi nhớ nhiều, nhưng chưa một lần nhắc lại những kỷ niệm này với anh chị em và con cháu. Khi thầy tôi mất thì bu tôi mới 43 tuổi với một nách bẩy đứa con, tất cả cùng sống trong căn nhà tranh vách đất ba gian hai trái, một mảnh vườn với dăm ba sào ruộng thuộc làng Cựu Viên, tỉnh Kiến An,thành phố Hải Phòng, và chỉ cách hai nơi này chừng hơn 3 cây số. Một hình ảnh tuy đã hơn 60 năm rồi mà tôi vẫn còn như đang thấy trước mắt, đó là cảnh vào lúc hoàng hôn, bu tôi đứng ở góc vườn, hướng ra nghĩa trang mà kêu tên thầy tôi trong tiếng nấc sau khi đã chôn cất thầy tôi xong.
Bu tôi cả ngày phải chân lấm tay bùn với ruộng lúa vườn rau, mỗi buổi chiều về, sau khi thổi cơm cho con, nấu cám cho lợn (heo) xong thì mặt trời đã lặn, giữa lúc tranh tối tranh sáng, bà lẳng lặng ra góc vườn, lúc thì ngồi ngắt đọt khoai lang, khi thì đứng hái lá chè mà thút thít khóc trong khi các con không hay biết. Một buổi chiều tối, khi chim đã về tổ, tôi leo lên cây cau ở góc vườn để bắt ổ chim sáo đen khi nghe chim con “chíp chíp” mà tôi đã rình từ lâu, tôi thất kinh suýt rơi xuống đất khi bất chợt thấy bóng đen đứng khóc góc vườn. Nhưng tôi hoàn hồn ngay khi nhận ra giải khăn tang trắng vấn trên đầu, hai đuôi khăn chạy dọc sống lưng của bu tôi, tôi vội tụt xuống định chạy vào nhà, nhưng rồi khựng lại, ngồi thụp xuống bên gốc cây cau vì nghe tiếng bu tôi khóc:
“Ối ông ơi! Trời đã tối rồi! Ông đi đâu mà sao không về ăn cơm uống nước với các con ông ơi!” . Tuy tuổi lên 6, tuổi nghịch ngợm của trẻ nhà quê không biết sợ ma nhưng tôi rùng mình nổi gai ốc khi nghe bu tôi kêu lên như thế. Bà khóc trong nấc nghẹn, cố kềm trong họng không cho ra tiếng vì sợ các con nghe được, chắc bà cam chịu đau khổ thương nhớ một mình, không đành chia nỗi buồn với các con. Các anh chị em chúng tôi không ai hay biết việc này, vì sau một ngày quần quật với công việc ruộng lúa vồng khoai thì tất cả đã mệt nhoài, mọi người đi nghỉ sớm để sáng mai, khi gà vừa gáy và tiếng chuông nhà thờ “bính-boong” lúc 5 giờ sáng là đã phải dậy để chuẩn bị ra đồng. Riêng mình tôi biết bu tôi khóc, tôi chẳng nói cho ai hay, nhưng tiếng khóc của mẹ xoáy vào đầu tuổi thơ khiến tôi cứ đứng sau hè nhìn bu tôi rũ xuống như tàu lá chuối héo, nghe bà nấc nghẹn mà ứa nước mắt theo. Nhiều khi tôi thấy bà vịn cành chè rồi sức nặng của khổ đau kéo cành chè gẫy xuống! Một chiều tối, tôi nghe tiếng nói bên kia vườn, cách bụi tre, vẳng sang:
_ Mẹ Quán sao cứ khóc mãi thế! Hãy để cho Quán nó yên nghỉ. Đó là tiếng của cụ Dưỡng, chú của thầy tôi, chắc cụ cũng sót ruột vì tiếng khóc mỗi chiều tối ngoài góc vườn. Bu tôi là cháu dâu nên phải vâng lời chú, từ đó bu tôi không đứng khóc ngoài góc vườn nữa. Nhưng nỗi sầu vì nấm mồ chôn chồng chưa xanh cỏ thì làm sao vơi nên nước mắt tiếp tục rơi cùng những tiếng nấc nghẹn trong góc bếp giữa đêm khuya. Mùa Đông tháng giá, tiết trời khá lạnh ở vùng quê với căn nhà lá có nhiều khe hở để gió lùa vào, anh em tôi nằm ổ rơm, đắp chiếu, kín đầu thì hở đuôi và ngược lại kín chân thì thò đầu, cái lạnh đêm khuya lại thêm dạ dày trống đúng với câu châm ngôn “bụng đói cật rét” nên giấc ngủ chập chờn. Nửa đêm về sáng, khi gà vửa gáy, tôi thức giấc thấy ánh lửa từ nhà bếp hắt lên, tôi bò dậy và mon men tới để sưởi cho ấm thì thấy bu tôi ngồi nấu cám heo, một tay cầm que, tay kia nắm mớ rơm đẩy vào tiếp cho lửa cháy, bóng mẹ tôi in lên vách bếp, ngả nghiêng theo ánh lửa bập bùng. Đêm khuya, thấy con thức dậy bò xuống bếp thì bà mẹ biết con đang thiếu cái gì. Vừa trông thấy tôi, bà vội kéo vạt áo lau nước mắt, rồi nói:
_ Đói hả? Ngồi xuống đây sưởi cho ấm rồi bu nướng cho con củ khoai. Bếp nhà quê đun bằng rơm rạ nên có tiếng nổ lép-bép làm bắn ra những tia lửa tựa pháo bông và kéo theo tro bụi phủ lên người ngồi nấu. Bu tôi đứng dậy khẽ phủi tro trên tấm khăn tang trắng rồi lấy củ khoai lang ở cái thúng treo sau lưng vùi vào đám tro giữa ba “ông đầu rau”.
Có thể nhiều người không biết “khoai nướng vùi bếp tro” là gì, mùi vị nó ra sao, ngay cả con cháu nội ngoại của bu tôi hiện nay đang sinh sống trên đất Mỹ cũng không biết. Nhưng với tôi, củ khoai lang vùi bếp tro mà bu tôi “ban” cho tôi không có gì so sánh được. Người ta thường dùng chữ “ban” đề nói về những “hồng ân” mà Thượng Đế, Chúa, Phật ban cho con chiên, phật tử, nhưng bu tôi đã “ban” cho tôi củ khoai nướng vùi bếp tro giữa đêm Đông giá lạnh mà xung quanh bếp chỉ có rơm rạ, tro bụi, bóng tối và tình mẹ con.
Bà mẹ khều củ khoai trong đám tro ra, vò nắm rơm chà lên vỏ ngoài cho sạch chỗ cháy đen rồi đưa cho con:
_ Khoai còn nóng lắm, con ăn từ từ. Đúng rồi, khoai nướng thơm và ngon với trẻ em miền quê, nếu em đói mà vội ăn đến nỗi quên cả bóc vỏ thì sẽ bị nóng phải hả miệng ra, ngửa mặt lên mà thổi “phù-phù”, ăn vụng mà nuốt vội miếng khoai lang dễ bị nghẹn. Bụng đói, cật rét mà hai tay nắm củ khoai nướng nóng thì thích lắm, nhưng không hiểu sao cái tật tham ăn của tôi biến đi đâu mất, tôi cũng chẳng hiểu chữ “hiếu” là gì, nhưng vẫn cứ bẻ cũ khoai ra làm hai, đưa bu tôi một nửa mà không nói một lời nào cả? Biết nói gì hơn, và dù biết văn hoa chữ tốt thì trong hoàn cảnh ấy, ngàn vạn lời nói cũng bằng thừa, là sáo ngữ. Tôi đưa nủa củ khoai cho bu tôi chỉ vì tôi thấy bu tôi kéo vạt áo lau nước mắt, chỉ vì trong ánh lửa rơm chập chờn giữa đêm khuya mả tôi thấy mắt bu tôi đỏ. Tôi đưa nửa củ khoai cho bu vì tôi biết bu tôi cũng đói nhưng nhường miếng ăn cho con như tất cả các bà mẹ khác. Cầm miếng khoai trong tay, bu tôi nhìn tôi không nói gì cả nhưng lại choàng tay qua kéo tôi vào lòng. Tôi biết bu tôi đang thổn thức và rồi bà khẽ nói:
_ Con lên nhà đánh thức các anh chị dậy ăn cơm để còn kịp “ra đồng”.
Hai chữ “ra đồng” là chỉ công việc ngoài đồng ruộng như cuốc đất, nhổ mạ, cấy lúa, làm cỏ, trồng rau, trồng khoai, trồng bắp (ngô) v.v..những công việc của nhà nông để làm ra thực phẩm mà người “thành phố”, nhất là các bạn trẻ ngày nay không bao giờ có thể hình dung ra được nó vất vả như thế nào. Ngày qua ngày, bầy gà một mẹ bẩy con đùm bọc quây quần dưới mái tranh được bao quanh bởi lũy tre, rồi bị chạy loạn vì chiến tranh! Khi hồi cư về làng cũ thì chỉ còn hoang tàn đổ nát nên mẹ con lại chạy theo dòng người di tản.. Thấy họ đi thì bà mẹ quê cũng dắt con đi, không biết đi về đâu và làm gì! Những lúc gian nan khốn khổ như thế chắc hẳn bu tôi lại kêu tên thầy tôi và mong chồng chỉ lối đưa đường cho vợ góa con côi được về nơi bình an.
Cuối cùng thì gia đình tôi làm dân di cư trôi dạt vào Nam, về làng Bến Xúc, quận Bến Cát, tỉnh Bình Dương năm 1954. Người nông dân thường có sức chịu đựng như “cỏ dại”, vất đâu cũng sống được với đất, nhưng mẹ con chúng tôi ra đi không mang theo ruộng vườn, chỉ có hai bàn tay nên phải xoay sở, các anh chị tôi lúc này đã trưởng thành nên phiêu lưu về thành phố và gia đình tôi lại di chuyển về 172/41 đường Đỗ Thành Nhân, Khánh Hội, quận Bốn, Saigon.
Bu tôi, một bà mẹ quê “lạc” về thành phố, bỏ lại sau lưng xa tít mù khơi mái tranh, lũy tre, ruộng vườn và nhất là mồ chồng mà sẽ không bao giờ được nhìn lại nên bu tôi như tàu lá úa và chỉ hồi sinh sau khi đã có tiếng bập bẹ “bà bà” của các cháu nội ngoại. Có lẽ đây là giây phút hạnh phúc nhất của bu tôi cũng như các bà mẹ khác, thương cháu chăm sóc cháu hơn thương con.
Vẫn tưởng bu tôi được vui hưởng thái bình với cháo rau đạm bạc bên con cháu cho tới lúc đầu bạc răng long thì chiến tranh lại tràn về, các con trai con rể của cụ lên đường tòng quân, thằng cao nguyên, đứa Đông Hà, con trai út ở núi Sơn Trà thì con trai áp út ở mãi tận mũi Cà Mau. Đâu đâu cũng nghe tiếng súng nổ! “Đại bác đêm đêm vọng về thành phố” thì bà mẹ quê khốn khổ thức giấc ngồi tựa lưng vào vách, mắt nhắm, tay cầm tràng hạt, miệng đọc thầm chuỗi Mân-Côi cầu xin Thượng Đế ban ơn lành cho đàn con nơi lửa đạn.
Nhưng hằng ngày bu tôi vẫn nhói tim khi nhìn những xe nhà binh GMC trên chở quan tài phủ cờ chạy qua cửa! Khi nghe mấy bà hàng xóm kháo nhau rằng áo quan phủ cờ vàng sọc đỏ là của lính chết trận đó thì bu tôi vịn tường ngồi xuống đất đọc kinh tiếp. Rồi sáng ngày N tháng 6/1966, một xe GMC chạy vào xóm và từ từ dừng lại khiến bu tôi hốt hoảng khuỵu xuống, nhưng người lính TQLC tìm nhà bà Châu, bà hàng xóm và cũng là người cùng quê, để báo tin con trai bà là thằng Mão đã tử trận! Bà Châu xỉu, bu tôi hoảng hốt lo lắng muốn xỉu theo, vì Mão và tôi là bạn và cùng tình nguyện vàoTQLC. Mão Tiểu Đoàn 1, tôi Tiểu Đoàn 2, cả hai vừa đụng trận tại ngã ba sông Định, thuộc Bích La Thôn Quảng Trị, nó tử thương, tôi bị đạn xuyên khuỷu tay, thấy không sao nên tôi đã nói với hậu trạm là đừng báo tin về cho gia đình biết. Khốn thay, hậu cứ ở Thủ Đức cứ theo đúng thủ tục mà báo tin nên hai ngày sau lại một xe nhà binh đậu trước cửa hỏi nhà bà Tiệp, tên anh cả của chúng tôi, người báo tin chưa kịp nói gì thì bu tôi không còn biết gì nữa!
Vì bị thương nhẹ nên tôi xin xuất viện ngay để đi phép. Bu tôi đang nằm trên giường bệnh, thấy tôi về, cụ ngồi bật dậy ngơ ngác nhìn con, hai tay vuốt mặt con, nắn vai, nắm tay con lắc lắc như muốn biết đây là thực hay chiêm bao? Bu tôi không nói gỉ mà chỉ khóc, có lẽ cụ khóc vì lo âu, cụ khóc vì hạnh phúc còn cầm được tay con vừa từ mặt trận trở về, những bà mẹ của lính chiến thấy mặt con lúc nào thì hạnh phúc lúc đó. Tôi xin mượn ý bài thơ Màu Tím Hoa Sim: “không chết người con lính chiến mà chết người mẹ ở hậu phương”. Người lính chiến nếu có chết, chỉ chết một lần, nhưng bà mẹ hậu phương thì chết dần chết mòn, chết giấc vì con! Bu tôi đã chết giấc nhiều lần như thế khi thấy mấy đứa con, đứa cháu trong họ hàng và cùng ở TQLC lần hồi tử trận như Tô Chiêu, Tô Sơn, Vũ Tuấn, Nguyễn Thanh v.v… Cuối cùng thì ngày 19/6/1969, trên con kinh Cán Gáo thuộc tỉnh Chương Thiện, những tiếng nổ đã loại tôi ra khỏi vòng chiến, nhưng may mắn hơn Chiêu, Sơn, Tuấn, Thanh v.v.., tôi còn nặng nợ, chưa đi được nên khi tỉnh dậy, thấy mình nằm trên giường bệnh bệnh viện, toàn thân những dây cùng nhợ! Mờ mờ nhìn qua lớp băng quấn đầu, tôi nhận ra bu tôi đang lấy tay cạy vết máu, vết sình đã khô trên mặt tôi. Tôi mấp máy đôi môi, gọi qua hơi thở của bình dưỡng khí:
_ “Mẹ”.
Tiếng “Mẹ” dễ gọi dễ thương là thế nên tôi quen với chữ “Mẹ” từ đó.
Tôị bị trọng thương, bị loại khỏi vòng chiến thì cũng là lúc mẹ tôi bớt được một phần lo âu, thấy tôi lê lết với đôi nạng gỗ kẹp nách thì mẹ lại mỉm cười:
_ “Con cứ như thế này thì mẹ đỡ lo”.
Chưa trả hết nợ nước nên tôi được hạnh phúc quanh quẩn một thời gian bên bà mẹ già nhà quê, bà mẹ không biết viết, không biết đọc mà chỉ biết khóc vì con. Thế rồi đất bằng dậy sóng, các bà mẹ lại tiếp tục vất vả vì các con. Lần sau cùng tôi nghe mẹ khóc là khi tôi cáu kỉnh nhìn mẹ rồi vất đôi dép làm bằng vỏ xe hơi mà cụ đã len lén để vào túi xách cho tôi lên đường đi “học tập”. Sau ngày 30/4/75, ba anh em trai tôi cùng hai người anh rể đều lên đường để “được” cải tạo làm con người! Chẳng cần nói thêm thì ai cũng biết một bà mẹ già trong hoàn cảnh ấy thì “có vui bao giờ”! Nghe hàng xóm xì xào bán tán, mẹ tôi thật thà đi mua quần áo đen và dép râu cho các con để sớm được về đoàn tụ!
Quá khứ đời tôi lính chiến đã khiến mẹ lo âu sợ hãi nhưng chưa lần nào tôi hỗn với mẹ như lần này. Tôi lôi đôi dép râu ra khỏi túi xách và quăng nó vào góc nhà. Mẹ tôi nhìn sững tôi và chắc bà tự hỏi tại sao con lại vất những thứ cần thiết ấy, nó sẽ giúp con để sớm được về với mẹ. Làm sao tôi hiểu được tình thương mênh mông của bà mẹ quê trong khi bà cũng không biết được con trai mẹ đang chín từng khúc ruột. Tôi lẳng lặng cầm túi xách với bộ quần áo lên đường, không lời chào từ giã mẹ già đang ngồi tựa lưng vào vách mà mắt nhìn theo gót chân con! “Cải tạo” tới năm thứ chín thì tôi hay nằm mơ thấy mẹ, linh tính cho biết có điều chẳng lành, tôi hỏi người nhà mỗi khi đến thăm nuôi thì được biết mẹ tôi vẫn bình thường. Nhưng sao vẫn thấy mẹ trong giấc mơ, tôi đem chuyện hỏi lại thì lúc đó vợ tôi đành lôi trong túi xách ra một xấp hình đám tang mẹ tôi mà vợ tôi đem theo nhưng dấu kín. Tôi không còn nước mắt để khóc mẹ vì tôi đã không chào mẹ khi ra đi, không biết rằng đó là lúc chào lời vĩnh biệt, không biết ai vĩnh biệt ai. Mẹ tôi khóc vì các con phải đi xa khi đã thái bình khiến mẹ mù lòa! Mẹ tôi ra đi vĩnh viễn khi tôi chưa quay về! “Lòng mẹ thương con như biển Thái Bình dạt dào”. Lòng mẹ như bị dao chém mỗi khi nghe tin con “thắng trận” trở về, “trở về trên đôi nạng gỗ, trở về hòm gỗ cài hoa”! Lời nào nói cho đủ, viết cho hết trong vài trang giấy! Những bà mẹ dù quê hay thành phố, dù bên này hay bên kia đều là Mẹ Việt Nam. Mẹ Việt Nam thì lúc nào cũng vui và khổ đau theo đời sống thăng trầm của các con, không vui khi các con không vui với nhau. Khổ đau biết bao những bà mẹ của các anh lính chiến luôn canh cánh bên lòng, lo sợ phải rên rỉ câu:
_“Lá vàng đeo đẳng trên cây, lá xanh rụng xuống!!!”
Những ai còn mẹ, dù trong hoàn cảnh nào đi nữa thì xin chớ có cử chỉ đáng trách như tôi đã phạm đối với “bà Mẹ quê” để khỏi phải ân hận khôn nguôi. ST
Nhưng với bu tôi, một bà mẹ quê, thì tôi nhớ nhiều, nhưng chưa một lần nhắc lại những kỷ niệm này với anh chị em và con cháu. Khi thầy tôi mất thì bu tôi mới 43 tuổi với một nách bẩy đứa con, tất cả cùng sống trong căn nhà tranh vách đất ba gian hai trái, một mảnh vườn với dăm ba sào ruộng thuộc làng Cựu Viên, tỉnh Kiến An,thành phố Hải Phòng, và chỉ cách hai nơi này chừng hơn 3 cây số. Một hình ảnh tuy đã hơn 60 năm rồi mà tôi vẫn còn như đang thấy trước mắt, đó là cảnh vào lúc hoàng hôn, bu tôi đứng ở góc vườn, hướng ra nghĩa trang mà kêu tên thầy tôi trong tiếng nấc sau khi đã chôn cất thầy tôi xong.
Bu tôi cả ngày phải chân lấm tay bùn với ruộng lúa vườn rau, mỗi buổi chiều về, sau khi thổi cơm cho con, nấu cám cho lợn (heo) xong thì mặt trời đã lặn, giữa lúc tranh tối tranh sáng, bà lẳng lặng ra góc vườn, lúc thì ngồi ngắt đọt khoai lang, khi thì đứng hái lá chè mà thút thít khóc trong khi các con không hay biết. Một buổi chiều tối, khi chim đã về tổ, tôi leo lên cây cau ở góc vườn để bắt ổ chim sáo đen khi nghe chim con “chíp chíp” mà tôi đã rình từ lâu, tôi thất kinh suýt rơi xuống đất khi bất chợt thấy bóng đen đứng khóc góc vườn. Nhưng tôi hoàn hồn ngay khi nhận ra giải khăn tang trắng vấn trên đầu, hai đuôi khăn chạy dọc sống lưng của bu tôi, tôi vội tụt xuống định chạy vào nhà, nhưng rồi khựng lại, ngồi thụp xuống bên gốc cây cau vì nghe tiếng bu tôi khóc:
“Ối ông ơi! Trời đã tối rồi! Ông đi đâu mà sao không về ăn cơm uống nước với các con ông ơi!” . Tuy tuổi lên 6, tuổi nghịch ngợm của trẻ nhà quê không biết sợ ma nhưng tôi rùng mình nổi gai ốc khi nghe bu tôi kêu lên như thế. Bà khóc trong nấc nghẹn, cố kềm trong họng không cho ra tiếng vì sợ các con nghe được, chắc bà cam chịu đau khổ thương nhớ một mình, không đành chia nỗi buồn với các con. Các anh chị em chúng tôi không ai hay biết việc này, vì sau một ngày quần quật với công việc ruộng lúa vồng khoai thì tất cả đã mệt nhoài, mọi người đi nghỉ sớm để sáng mai, khi gà vừa gáy và tiếng chuông nhà thờ “bính-boong” lúc 5 giờ sáng là đã phải dậy để chuẩn bị ra đồng. Riêng mình tôi biết bu tôi khóc, tôi chẳng nói cho ai hay, nhưng tiếng khóc của mẹ xoáy vào đầu tuổi thơ khiến tôi cứ đứng sau hè nhìn bu tôi rũ xuống như tàu lá chuối héo, nghe bà nấc nghẹn mà ứa nước mắt theo. Nhiều khi tôi thấy bà vịn cành chè rồi sức nặng của khổ đau kéo cành chè gẫy xuống! Một chiều tối, tôi nghe tiếng nói bên kia vườn, cách bụi tre, vẳng sang:
_ Mẹ Quán sao cứ khóc mãi thế! Hãy để cho Quán nó yên nghỉ. Đó là tiếng của cụ Dưỡng, chú của thầy tôi, chắc cụ cũng sót ruột vì tiếng khóc mỗi chiều tối ngoài góc vườn. Bu tôi là cháu dâu nên phải vâng lời chú, từ đó bu tôi không đứng khóc ngoài góc vườn nữa. Nhưng nỗi sầu vì nấm mồ chôn chồng chưa xanh cỏ thì làm sao vơi nên nước mắt tiếp tục rơi cùng những tiếng nấc nghẹn trong góc bếp giữa đêm khuya. Mùa Đông tháng giá, tiết trời khá lạnh ở vùng quê với căn nhà lá có nhiều khe hở để gió lùa vào, anh em tôi nằm ổ rơm, đắp chiếu, kín đầu thì hở đuôi và ngược lại kín chân thì thò đầu, cái lạnh đêm khuya lại thêm dạ dày trống đúng với câu châm ngôn “bụng đói cật rét” nên giấc ngủ chập chờn. Nửa đêm về sáng, khi gà vửa gáy, tôi thức giấc thấy ánh lửa từ nhà bếp hắt lên, tôi bò dậy và mon men tới để sưởi cho ấm thì thấy bu tôi ngồi nấu cám heo, một tay cầm que, tay kia nắm mớ rơm đẩy vào tiếp cho lửa cháy, bóng mẹ tôi in lên vách bếp, ngả nghiêng theo ánh lửa bập bùng. Đêm khuya, thấy con thức dậy bò xuống bếp thì bà mẹ biết con đang thiếu cái gì. Vừa trông thấy tôi, bà vội kéo vạt áo lau nước mắt, rồi nói:
_ Đói hả? Ngồi xuống đây sưởi cho ấm rồi bu nướng cho con củ khoai. Bếp nhà quê đun bằng rơm rạ nên có tiếng nổ lép-bép làm bắn ra những tia lửa tựa pháo bông và kéo theo tro bụi phủ lên người ngồi nấu. Bu tôi đứng dậy khẽ phủi tro trên tấm khăn tang trắng rồi lấy củ khoai lang ở cái thúng treo sau lưng vùi vào đám tro giữa ba “ông đầu rau”.
Có thể nhiều người không biết “khoai nướng vùi bếp tro” là gì, mùi vị nó ra sao, ngay cả con cháu nội ngoại của bu tôi hiện nay đang sinh sống trên đất Mỹ cũng không biết. Nhưng với tôi, củ khoai lang vùi bếp tro mà bu tôi “ban” cho tôi không có gì so sánh được. Người ta thường dùng chữ “ban” đề nói về những “hồng ân” mà Thượng Đế, Chúa, Phật ban cho con chiên, phật tử, nhưng bu tôi đã “ban” cho tôi củ khoai nướng vùi bếp tro giữa đêm Đông giá lạnh mà xung quanh bếp chỉ có rơm rạ, tro bụi, bóng tối và tình mẹ con.
Bà mẹ khều củ khoai trong đám tro ra, vò nắm rơm chà lên vỏ ngoài cho sạch chỗ cháy đen rồi đưa cho con:
_ Khoai còn nóng lắm, con ăn từ từ. Đúng rồi, khoai nướng thơm và ngon với trẻ em miền quê, nếu em đói mà vội ăn đến nỗi quên cả bóc vỏ thì sẽ bị nóng phải hả miệng ra, ngửa mặt lên mà thổi “phù-phù”, ăn vụng mà nuốt vội miếng khoai lang dễ bị nghẹn. Bụng đói, cật rét mà hai tay nắm củ khoai nướng nóng thì thích lắm, nhưng không hiểu sao cái tật tham ăn của tôi biến đi đâu mất, tôi cũng chẳng hiểu chữ “hiếu” là gì, nhưng vẫn cứ bẻ cũ khoai ra làm hai, đưa bu tôi một nửa mà không nói một lời nào cả? Biết nói gì hơn, và dù biết văn hoa chữ tốt thì trong hoàn cảnh ấy, ngàn vạn lời nói cũng bằng thừa, là sáo ngữ. Tôi đưa nủa củ khoai cho bu tôi chỉ vì tôi thấy bu tôi kéo vạt áo lau nước mắt, chỉ vì trong ánh lửa rơm chập chờn giữa đêm khuya mả tôi thấy mắt bu tôi đỏ. Tôi đưa nửa củ khoai cho bu vì tôi biết bu tôi cũng đói nhưng nhường miếng ăn cho con như tất cả các bà mẹ khác. Cầm miếng khoai trong tay, bu tôi nhìn tôi không nói gì cả nhưng lại choàng tay qua kéo tôi vào lòng. Tôi biết bu tôi đang thổn thức và rồi bà khẽ nói:
_ Con lên nhà đánh thức các anh chị dậy ăn cơm để còn kịp “ra đồng”.
Hai chữ “ra đồng” là chỉ công việc ngoài đồng ruộng như cuốc đất, nhổ mạ, cấy lúa, làm cỏ, trồng rau, trồng khoai, trồng bắp (ngô) v.v..những công việc của nhà nông để làm ra thực phẩm mà người “thành phố”, nhất là các bạn trẻ ngày nay không bao giờ có thể hình dung ra được nó vất vả như thế nào. Ngày qua ngày, bầy gà một mẹ bẩy con đùm bọc quây quần dưới mái tranh được bao quanh bởi lũy tre, rồi bị chạy loạn vì chiến tranh! Khi hồi cư về làng cũ thì chỉ còn hoang tàn đổ nát nên mẹ con lại chạy theo dòng người di tản.. Thấy họ đi thì bà mẹ quê cũng dắt con đi, không biết đi về đâu và làm gì! Những lúc gian nan khốn khổ như thế chắc hẳn bu tôi lại kêu tên thầy tôi và mong chồng chỉ lối đưa đường cho vợ góa con côi được về nơi bình an.
Cuối cùng thì gia đình tôi làm dân di cư trôi dạt vào Nam, về làng Bến Xúc, quận Bến Cát, tỉnh Bình Dương năm 1954. Người nông dân thường có sức chịu đựng như “cỏ dại”, vất đâu cũng sống được với đất, nhưng mẹ con chúng tôi ra đi không mang theo ruộng vườn, chỉ có hai bàn tay nên phải xoay sở, các anh chị tôi lúc này đã trưởng thành nên phiêu lưu về thành phố và gia đình tôi lại di chuyển về 172/41 đường Đỗ Thành Nhân, Khánh Hội, quận Bốn, Saigon.
Bu tôi, một bà mẹ quê “lạc” về thành phố, bỏ lại sau lưng xa tít mù khơi mái tranh, lũy tre, ruộng vườn và nhất là mồ chồng mà sẽ không bao giờ được nhìn lại nên bu tôi như tàu lá úa và chỉ hồi sinh sau khi đã có tiếng bập bẹ “bà bà” của các cháu nội ngoại. Có lẽ đây là giây phút hạnh phúc nhất của bu tôi cũng như các bà mẹ khác, thương cháu chăm sóc cháu hơn thương con.
Vẫn tưởng bu tôi được vui hưởng thái bình với cháo rau đạm bạc bên con cháu cho tới lúc đầu bạc răng long thì chiến tranh lại tràn về, các con trai con rể của cụ lên đường tòng quân, thằng cao nguyên, đứa Đông Hà, con trai út ở núi Sơn Trà thì con trai áp út ở mãi tận mũi Cà Mau. Đâu đâu cũng nghe tiếng súng nổ! “Đại bác đêm đêm vọng về thành phố” thì bà mẹ quê khốn khổ thức giấc ngồi tựa lưng vào vách, mắt nhắm, tay cầm tràng hạt, miệng đọc thầm chuỗi Mân-Côi cầu xin Thượng Đế ban ơn lành cho đàn con nơi lửa đạn.
Nhưng hằng ngày bu tôi vẫn nhói tim khi nhìn những xe nhà binh GMC trên chở quan tài phủ cờ chạy qua cửa! Khi nghe mấy bà hàng xóm kháo nhau rằng áo quan phủ cờ vàng sọc đỏ là của lính chết trận đó thì bu tôi vịn tường ngồi xuống đất đọc kinh tiếp. Rồi sáng ngày N tháng 6/1966, một xe GMC chạy vào xóm và từ từ dừng lại khiến bu tôi hốt hoảng khuỵu xuống, nhưng người lính TQLC tìm nhà bà Châu, bà hàng xóm và cũng là người cùng quê, để báo tin con trai bà là thằng Mão đã tử trận! Bà Châu xỉu, bu tôi hoảng hốt lo lắng muốn xỉu theo, vì Mão và tôi là bạn và cùng tình nguyện vàoTQLC. Mão Tiểu Đoàn 1, tôi Tiểu Đoàn 2, cả hai vừa đụng trận tại ngã ba sông Định, thuộc Bích La Thôn Quảng Trị, nó tử thương, tôi bị đạn xuyên khuỷu tay, thấy không sao nên tôi đã nói với hậu trạm là đừng báo tin về cho gia đình biết. Khốn thay, hậu cứ ở Thủ Đức cứ theo đúng thủ tục mà báo tin nên hai ngày sau lại một xe nhà binh đậu trước cửa hỏi nhà bà Tiệp, tên anh cả của chúng tôi, người báo tin chưa kịp nói gì thì bu tôi không còn biết gì nữa!
Vì bị thương nhẹ nên tôi xin xuất viện ngay để đi phép. Bu tôi đang nằm trên giường bệnh, thấy tôi về, cụ ngồi bật dậy ngơ ngác nhìn con, hai tay vuốt mặt con, nắn vai, nắm tay con lắc lắc như muốn biết đây là thực hay chiêm bao? Bu tôi không nói gỉ mà chỉ khóc, có lẽ cụ khóc vì lo âu, cụ khóc vì hạnh phúc còn cầm được tay con vừa từ mặt trận trở về, những bà mẹ của lính chiến thấy mặt con lúc nào thì hạnh phúc lúc đó. Tôi xin mượn ý bài thơ Màu Tím Hoa Sim: “không chết người con lính chiến mà chết người mẹ ở hậu phương”. Người lính chiến nếu có chết, chỉ chết một lần, nhưng bà mẹ hậu phương thì chết dần chết mòn, chết giấc vì con! Bu tôi đã chết giấc nhiều lần như thế khi thấy mấy đứa con, đứa cháu trong họ hàng và cùng ở TQLC lần hồi tử trận như Tô Chiêu, Tô Sơn, Vũ Tuấn, Nguyễn Thanh v.v… Cuối cùng thì ngày 19/6/1969, trên con kinh Cán Gáo thuộc tỉnh Chương Thiện, những tiếng nổ đã loại tôi ra khỏi vòng chiến, nhưng may mắn hơn Chiêu, Sơn, Tuấn, Thanh v.v.., tôi còn nặng nợ, chưa đi được nên khi tỉnh dậy, thấy mình nằm trên giường bệnh bệnh viện, toàn thân những dây cùng nhợ! Mờ mờ nhìn qua lớp băng quấn đầu, tôi nhận ra bu tôi đang lấy tay cạy vết máu, vết sình đã khô trên mặt tôi. Tôi mấp máy đôi môi, gọi qua hơi thở của bình dưỡng khí:
_ “Mẹ”.
Tiếng “Mẹ” dễ gọi dễ thương là thế nên tôi quen với chữ “Mẹ” từ đó.
Tôị bị trọng thương, bị loại khỏi vòng chiến thì cũng là lúc mẹ tôi bớt được một phần lo âu, thấy tôi lê lết với đôi nạng gỗ kẹp nách thì mẹ lại mỉm cười:
_ “Con cứ như thế này thì mẹ đỡ lo”.
Chưa trả hết nợ nước nên tôi được hạnh phúc quanh quẩn một thời gian bên bà mẹ già nhà quê, bà mẹ không biết viết, không biết đọc mà chỉ biết khóc vì con. Thế rồi đất bằng dậy sóng, các bà mẹ lại tiếp tục vất vả vì các con. Lần sau cùng tôi nghe mẹ khóc là khi tôi cáu kỉnh nhìn mẹ rồi vất đôi dép làm bằng vỏ xe hơi mà cụ đã len lén để vào túi xách cho tôi lên đường đi “học tập”. Sau ngày 30/4/75, ba anh em trai tôi cùng hai người anh rể đều lên đường để “được” cải tạo làm con người! Chẳng cần nói thêm thì ai cũng biết một bà mẹ già trong hoàn cảnh ấy thì “có vui bao giờ”! Nghe hàng xóm xì xào bán tán, mẹ tôi thật thà đi mua quần áo đen và dép râu cho các con để sớm được về đoàn tụ!
Quá khứ đời tôi lính chiến đã khiến mẹ lo âu sợ hãi nhưng chưa lần nào tôi hỗn với mẹ như lần này. Tôi lôi đôi dép râu ra khỏi túi xách và quăng nó vào góc nhà. Mẹ tôi nhìn sững tôi và chắc bà tự hỏi tại sao con lại vất những thứ cần thiết ấy, nó sẽ giúp con để sớm được về với mẹ. Làm sao tôi hiểu được tình thương mênh mông của bà mẹ quê trong khi bà cũng không biết được con trai mẹ đang chín từng khúc ruột. Tôi lẳng lặng cầm túi xách với bộ quần áo lên đường, không lời chào từ giã mẹ già đang ngồi tựa lưng vào vách mà mắt nhìn theo gót chân con! “Cải tạo” tới năm thứ chín thì tôi hay nằm mơ thấy mẹ, linh tính cho biết có điều chẳng lành, tôi hỏi người nhà mỗi khi đến thăm nuôi thì được biết mẹ tôi vẫn bình thường. Nhưng sao vẫn thấy mẹ trong giấc mơ, tôi đem chuyện hỏi lại thì lúc đó vợ tôi đành lôi trong túi xách ra một xấp hình đám tang mẹ tôi mà vợ tôi đem theo nhưng dấu kín. Tôi không còn nước mắt để khóc mẹ vì tôi đã không chào mẹ khi ra đi, không biết rằng đó là lúc chào lời vĩnh biệt, không biết ai vĩnh biệt ai. Mẹ tôi khóc vì các con phải đi xa khi đã thái bình khiến mẹ mù lòa! Mẹ tôi ra đi vĩnh viễn khi tôi chưa quay về! “Lòng mẹ thương con như biển Thái Bình dạt dào”. Lòng mẹ như bị dao chém mỗi khi nghe tin con “thắng trận” trở về, “trở về trên đôi nạng gỗ, trở về hòm gỗ cài hoa”! Lời nào nói cho đủ, viết cho hết trong vài trang giấy! Những bà mẹ dù quê hay thành phố, dù bên này hay bên kia đều là Mẹ Việt Nam. Mẹ Việt Nam thì lúc nào cũng vui và khổ đau theo đời sống thăng trầm của các con, không vui khi các con không vui với nhau. Khổ đau biết bao những bà mẹ của các anh lính chiến luôn canh cánh bên lòng, lo sợ phải rên rỉ câu:
_“Lá vàng đeo đẳng trên cây, lá xanh rụng xuống!!!”
Những ai còn mẹ, dù trong hoàn cảnh nào đi nữa thì xin chớ có cử chỉ đáng trách như tôi đã phạm đối với “bà Mẹ quê” để khỏi phải ân hận khôn nguôi. ST
Friday, January 25, 2019
Friday, January 11, 2019
Wednesday, January 9, 2019
Trường Phan Bội Châu với Tôi - Thầy Huỳnh Ngọc Phẩm
Đã từ lâu, Phan Thiết là đất học. Học sinh Phan Thiết, nhất là ở cái nôi Phan Bội Châu, nức tiếng học giỏi. Đã nhiều năm, trước 1975, tỷ lệ đậu Tú tài, đạt nhất nhì các tỉnh Nam Trung bộ. Học sinh Phan Bội Châu, khi rời mái trường, vào đời, dù bất cứ ở đâu, dù sống trong hoàn cảnh nào, hầu hết, lúc nào cũng nhớ về trường, về thầy cô, về bạn bè và luôn sống tử tế trong xã hội. Sống có trách nhiệm với bản thân với gia đình và cộng đồng.
Tôi có hơn 40 năm làm nghề dạy học, đã qua rất nhiều trường và ngôi trường, mà tôi thương yêu nhất, gắn bó nhất là trường Phan Bội Châu. Điều này không có nghĩa là tôi đã có một thời gian dài học tập và giảng dạy ở đây: 6 năm làm học sinh và 6 năm làm thầy giáo. Tôi yêu mái trường này vì tôi đã có ở đây những năm tháng đẹp đẻ., vì ở đây tôi đã nhận được nhiều tình cảm tốt đẹp, sự giúp đở tận tụy và chân thành từ thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và học sinh , kể cả phụ huynh. Những điều quý báu đó đã đi vào lòng tôi, gắn bó như một phần cơ thể của mình.
Dâu bể cuộc đời, nhiều lúc cũng cho tôi sự đãi bôi,hờ hững, dối trá, đôi khi cả phỉ báng. Một thời gian dài, có lúc, gặp nhau giữa phố, không nói, không nụ cười. Chút tình bạn bè, thầy trò, đồng nghiệp xưa cũ cũng vội vã bay đi theo nhân tình thế thái. Cũng có thời điểm, đứng bên này đường Nguyễn Hoàng ngậm ngùi nhìn về phía cổng trường thân yêu, chỉ cách một con đường mà thấy như nghìn trùng xa cách! Song tôi chắc chắn rằng, sâu thẳm trong lòng của mỗi chúng ta luôn sống động nỗi niềm thương yêu về mái trường. Những khoảnh khắc ngậm ngùi nhất chính là những khoảnh khắc ta yêu mến trường nhất!
Càng lớn tuổi. nỗi nhớ càng thường trực trong ta. Nhớ khóm trúc già vẫn xanh màu lá, nhớ bờ giếng rêu phong, từng gốc sầu chiều,bãi cỏ sân trường, mái ngói lớp học, thầy cô, bè bạn. Những lúc ấy, tôi cảm thấy lao xao trong lòng, biết bao cảm xúc: luyến tiếc một thời cắp sách, bùi ngùi, tiếc nuối, những kỷ niệm buồn vui, những tháng ngày đã qua- những ngày xưa thân ái!.
Trong những năm gần đây và hiện nay, tôi may mắn được trở lại trường, với tư cách “một giáo viên thỉnh giảng môn toán” cho các lớp ôn thi vào 10. Tôi xúc động được ngồi trên những chỗ ngồi mà gần 60 năm trước tôi đã ngồi, xúc động được đứng trên bục giảng mà hơn 40 năm trước tôi đã đứng.
Ở đó qua khung cửa lớp học, trên bãi cỏ sân trường và dưới bầu trời xanh, tôi thấy lung linh hình bóng thầy cô tôi, bạn bè, đồng nghiệp và học trò tôi, những năm tháng thơ ấu đến trường, những ngày đêm miệt mài đèn sách. kể cả những tình cảm non nớt, vụng dại của một thời mới lớn của tôi. Những lúc ấy tôi thực sự hạnh phúc, cũng như vô cùng hạnh phúc, được họp mặt cùng anh chị em liên lớp vào chiều Mồng Bốn Tết hằng năm: hạnh phúc để thấy rằng ở đời cái gì rồi cũng mất đi, qua đi ,chỉ có tình nghĩa sống với nhau, trong đó có tình bạn bè và nghĩa thầy trò là còn mãi mãi. Và. Tôi cũng mong hạnh phúc đó luôn được phủ đầy, thường trực trong từng trái tim , cuộc đời của mỗi chúng ta, những anh chị em khóa V trường Trung Học Phan Bội Châu Phan Thiết.
Thầy Huỳnh Ngọc Phẩm
Vài nét về Trường Trung Học Phan Bội Châu Phan Thiết
Trung Học Phan Bội Châu 1952-1956
Comments
Cám ơn đã cho coi hình trường ngày xưa, nhưng cái hình PBC 1952 -53 thì theo tôi biết trường còn học tới năm 1955-56 vì lúc đó chúng tôi học năm dệ thất con gái. Trước đó là Thầy Bảo làm hiệu trưởng dên nửa năm khi tôi học đệ thất thì Thầy Lê Tá mới đỏi về làm Hiệu trưởng cho tới khi dời về trương mới, tôi bắt đầu học đệ lục năm 56-57 tại trường mới. Vài ý kiến để cac anh chị biết thêm.
thân mến
Bach-Tuyết
-Thành lập năm 1952 mang tên Trung học Bình Thuận do tâm huyết của vị Tỉnh Trưởng đương thời là Nguyễn văn Trác
-Năm đầu tiên chỉ có 2 lớp đệ Thất gồm 110 học sinh nam nữ, học nhờ tại trường tiểu học Đức Thắng
-Niên khóa 1953-1952, để đón nhận thêm 2 lớp mới trường lại dời về trường Nam tiểu học, do ông Trần hữu Lương làm hiệu trưởng, nâng sỉ số học sinh lên 233.
-Niên khóa 1954-1955, khi số lớp của trường tăng lên 6 lớp gồm 2 đệ Thất, 2 đệ Lục và 2 đệ Ngũ, trường dời về cơ sở của bà Hồng Hương, trên đại lộ Trần hưng Đạo. Vị hiệu trưởng lúc bấy giờ là ông Nguyễn xuân Tịnh .
- Niên khóa 1955-1956, trường trở thành Trung học Đệ Nhất Cấp với 4 lớp đệ Thất, hai đệ Lục, hai đệ Ngũ và 2 đệ Tứ. Trong niên khóa này, hiệu trưởng là ông Lê Tá, được Bộ giáo dục điều động từ Trường Võ Tánh Nha trang về và trường Trung học Bình Thuận được Bộ giáo dục chính thức đổi tên là Trung học Phan bội Châu.
-Niên khóa 1956-1957, trường dời về địa điểm mới xây dựng trên đường Nguyễn Hoàng, gồm một dãy lầu và một dãy trệt, với sĩ số học sinh lên đến 897. Năm này trường gởi một số học sinh ra Nha Trang để thi Trung học đệ nhất cấp. Các học sinh đậu Trung học đệ nhất cấp sau đó phải vào Sài Gòn hay ra Nha Trang để học tiếp vì trường chưa có lớp đệ Tam.
-Niên khóa 1958-1959, trường có 2 lớp đệ Tam đầu tiên ban A và ban B.
-Niên khóa 1959-1960, các học sinh đệ Nhị phải ra học tại trường Võ Tánh Nha Trang.
-Niên khóa 1960-1961, trường có 3 lớp đệ Nhị ban A,B,C đầu tiên.
-Niên khóa 1962-1963, trường có 2 lớp đệ Nhất đầu tiên ban A và B. Từ đó trường Phan bội Châu trở thành trường Trung học đệ Nhị cấp, đầy đủ các lớp từ đệ Thất đến đệ Nhất.
-Đến niên khóa 1974-1975 trường đã có tổng cộng 72 lớp với sĩ số 4,071 học sinh gồm 2,748 học sinh Đệ nhất cấp và 1,333 học sinh Đệ nhị cấp với trên 100 giáo sư và nhân viên.
Trường đã nổi tiếng về tỷ số dẫn đầu học sinh thi đỗ qua các kỳ thi Trung học, Tú tài và thi tuyển vào các trường đại học chuyên nghiệp . Đó là nhờ công lao gây dựng, phát triển của các vị Hiệu trưởng và sự tận tâm dạy dỗ của bao vị giáo sư tâm huyết trong suốt 23 năm từ 1952 đến 1975 .
Ngoài các thành tích học vấn, năm 1960 trường đã đoạt giải nhất kỳ thi Bích báo toàn quốc và Vô địch giải túc cầu miền Trung khu vực 2 gồm 5 tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hoà, Phú Yên và Bình Định .
(Sưu tầm trên NET)
Kể từ khi hình thành (1952) cho đến nay, Trường TH Phan Bội Châu đã có những giai đoạn lịch sử phát triển, để lại những truyền thống vô cùng quý báu, rất đáng tự hào cho mọi thế hệ.
Năm 1952, Trường được thành lập với tên gọi ban đầu là Trường Trung học Bình Thuận. Đây là trường Trung học công lập đầu tiên ở Phan Thiết lúc bấy giờ. Tiêu biểu cho những người tham gia sáng lập Trường là thầy Nguyễn Văn Trác và Hiệu trưởng đầu tiên là thầy Võ Văn Trưng. Trường mới chỉ có 2 lớp đệ thất (lớp 6 bây giờ), phải học nhờ của một trường Tiểu học Đức Thắng và Trường Nam Phan Thiết. Đến giữa niên khoá 1953-1954, Trường được vinh dự mang tên nhà chí sĩ yêu nước lừng danh đầu thế kỷ thứ 20: Trường Trung học Phan Bội Châu.
Năm 1956, Trường được xây dựng chính thức tại khuôn viên hiện nay. Số lớp tăng lên là 10 lớp, đều thuộc hệ trung học đệ nhất cấp. Từ năm 1959 đến năm 1962, Trường mở thêm hệ trung học đệ nhị cấp, trường có quy mô đào tạo cả hai cấp thuộc bậc Trung học. Số lớp tăng nhanh. Nếu năm học 1963-1964 có 31 lớp với 1725 học sinh thi đến năm học 1974-1975, thành 72 lớp với 4092 học sinh. Các thầy Hiệu trưởng của trường lần lượt là : Võ Văn Trưng (1952 – 1953), Trần Hữu Lương (1953 – 1954), Nguyễn Xuân Tịnh (1954–1955), Lê Tá (1955–1963), Nguyễn Đức Hiển, Đào Trữ (1963–1966),Nguyễn Tiến Thành (1966–1967), Nguyễn Thanh Tùng (1967–1972), Lê Khắc Anh Vũ (1972–1975).
Trong giai đoạn này, Trường đã đạt được nhiều thành tích vẻ vang, tạo nên truyền thống quý báu cho các thế hệ sau noi theo. Đó là tinh thần hiếu học và học giỏi. Hàng năm đều có nhiều học sinh đạt điểm tối ưu trong các kỳ thi tú tài và nhiều người trong số đó được học bổng du học nước ngoài. Phong trào báo chí, thể thao, văn nghệ phát triển mạnh: Năm 1960, Trường đoạt giải Nhất cuộc thi bích báo (báo tường) giữa các Trường Trung học ở miền Nam, đồng thời, đoạt giải vô địch bóng đá giữa các Trường Trung học thuộc khu vực miền Trung; trong nhiều năm cũng đoạt giải Nhất về văn nghệ. Trường còn tham gia nhiều hoạt động cứu trợ nhân đạo như quyên góp, ủng hộ đồng bào bị bão lụt ở các tỉnh miền Trung.
Tâm Tình Nhật Tân PBC72 về PBCHN 2015 Nam California
July 8 2015
9:25'am
Rời Cali Tạm biệt những ngày vui Những ngày đầy ắp tiếng cười hồn nhiên như tuổi mười sáu Chúng ta đã bơi ngược về thời tuổi trẻ với những xúc động đầu đời thơm ngát hương hoa Thơm xanh ngát mùi cây trái ở khu vườn nhà Phi Vân, giàn chanh dây trĩu nhánh mọng nước xô đẩy nhau trái nọ nối tiếp trái kia như chen lấn nhau không chút thẹn thùng Những vòng tay ôm như muốn nghẹt thở, đứa nọ nhìn đứa kia, tự hỏi sao ngần đó năm xa nhau mà vẫn còn có thể mường tượng lại khuôn mặt của nhau Sao ngần đó năm rời lớp rời trường, bỏ lại kỷ niệm phía sau, tưởng sẽ quên sẽ nhạt nhoà theo từng sợi tóc bạc trắng lưa thưa, sẽ im ắng nằm âm thầm dưới những vết chân chim. Vậy mà cớ sao, giọt lệ nào như vừa làm nồng nàn thêm vòng tay ôm, làm ngọt ngào thêm lúc dụi đầu vào nhau, rồi xô vai nhìn nhau. Trời ơi, bạn tôi ơi. Ngôn ngữ làm sao có thể diễn tả cho hết, những xúc động những nghẹn ngào khi chúng ta gặp lại nhau. Chúng ta đã được nhận món quà tặng quá lớn lao quá tuyệt vời mà đời sống đã ban tặng cho chúng ta Bạn ơi Làm sao chúng ta cảm tạ cho hết, những gì chúng ta được nhận, làm sao ta có thể trả cho hết, những yêu thương mà ta đã dành cho nhau, nghĩ về nhau trong chừng đó năm xa.
Buổi chiều trong khu vườn thơm ngát hoa quít hoa cam, chúng ta nhắc lại kể lại với nhau về những mối tình đầu thời tuổi trẻ. Tình đầu. Nó là mảng nắng lung linh đậu ngây thơ trên đôi mắt, làm hồng hào đôi má và làm ngọt ngào đôi môi. Là những viên kẹo ngọt đầu đời tinh khôi đến nỗi, nó vẫn phảng phất đâu đó hương vị man mác khi ta hồi tưởng Ta nhắc với nhau cảm giác bối rối lần bất ngờ tờ giấy gấp nhỏ của ai đó nhét vội trong bàn tay
Xao xuyến và dễ thương quá
Hồn nhiên, nồng nàn quá
Ta cùng hỏi nhau và cùng mơ mộng .. Ta cùng hát và cùng bâng khuâng ," anh trao vội vàng chùm hoa mới nở .. ' Chùm hoa thuở ấy dù đã phai theo hương tóc thời gian nhưng nó vẫn lẫn khuất đâu đó trong ngăn kéo ký ức, đôi khi ngủ quên, đôi khi chìm khuất bởi bộn bề đời sống nhưng như những nốt nhạc đầy đủ âm hưởng trầm bổng Chỉ một chút khẽ cựa mình, âm điệu ngân nga của nó, một chút, một chút, cũng dễ làm lòng ta thổn thức
Mile Square Park Fountain Valley, CA July 3rd 2015
Không thể diễn tả cho hết ta đã xúc động đến là chừng nào, hối hả đến chừng nào khi ta chỉ có chừng đó thời gian gặp nhau Hồ nước chất chứa kỷ niệm như bị bung vỡ tung toé và ta như thảnh thốt níu kéo lại, bám chặt nó và sợ lắm thời gian không còn nhiều để ta có thể chia xẻ, bù đắp, bởi thời gian chúng ta xa nhau dài hơn cả nửa đời người và thời gian còn lại quá đỗi phù duSáng nay khi cánh máy bay nhẹ rung và thân tàu chuyển động, bạn có nhìn Cali qua ô cửa nhỏ, thành phố với những vườn cây mướt xanh, những căn nhà ngói đỏ, không biết căn nhà của bạn tôi ở đâu trong trùng trùng mầu xanh kia. Ngày nầy, tuần trước, còn rộn rã tiếng cười, còn hồn nhiên tiếng hát, những lời hát nhỏ làm tim ta bồi hồi thảnh thốt. Giờ nầy bạn đang ở đâu? Có phải ta vừa khép cánh cửa rộn rã tiếng cười ngoài kia để mở lại cánh cửa lo toan đời sống ? Hành lý mang bạn trở lại nhà có gói thêm chút thương chút nhớ ? Bạn có bồi hồi khi nhắc với nhau những mảng nhớ còn quá mới tươi roi rói, những mảng nhớ như tấm lụa mềm được kết bằng âm thanh của sóng và mặn mà hơi thở biển Bạn có như tôi, giờ nầy khi sắp rời khỏi Cali, trái tim tôi, dường như vừa hẫng một nhịp rời,
Ký ức lúc nầy, khi mường tượng lại tôi vẫn không thể hình dung giờ nầy, tuần trước tôi đang làm gì và bạn đang đứng ở đâu Dưới vòm chanh dây xum xuê trái ? Dưới tàng cây lá xanh um rậm mát ? Chúng ta đã dùng những mảng puzzle để lắp ghép quá khứ khi bơi ngược về giòng sông tuổi thơ, và, bạn ơi, dường như giọt nước mắt nào vừa tình cờ ghé mặn đôi môi.
Một chặng bay nữa tôi sẽ về lại nơi chốn của mình, cũng như bạn , tôi sẽ mở lại cánh cửa đời sống và những kỷ niệm chúng ta đã có với nhau trong lần hội ngộ sẽ, như bao lần được nằm kề bên những khoang đời lãng quên
Nhưng chúng ta vẫn luôn nhớ về nhau, nghĩ về nhau như lời hẹn gặp phải không ? Những người bạn yêu dấu của tôi ơi
Hạnh phúc nhé Bạn tôi.
Hãy cho nhau lời chúc bình yên Hãy sưởi ấm trái tim nhau bằng những hồi tưởng đẹp đẽ để khi chúng ta gặp nhau thêm vài lần nữa , chúng ta vẫn còn thấy nhưng tia nắng ấm áp thắp trong mắt nhau dù nếp nhăn già nua đã đẩy đùn mỏi mệt Hãy giữ cho nhau tiếng cười để xoa dịu nhau đời thường mỏi mệt Hãy cùng tôi níu cuộc đời này bởi chúng ta còn có bao lần để gặp nhau để yêu thương ?
Bạn ơi Tuần trước, giờ này Tôi mang theo trong hành lý những túi bát ngát niềm vui và chúng ta hào phóng phân phát cho nhau những hạnh phúc vừa hớn hở vừa vui tươi. Bạn và tôi đã mang gì trong cuộc hành trình về lại ? Như quả bóng xì hơi chỉ còn lớp vỏ nhầu nát Nó tội nghiệp và thảm thương biết chừng nào .,
Dù ngày vui ngắn ngủi, bạn ơi Hãy cùng tôi cảm tạ đời sống đã cho chúng ta còn có cơ hội gặp lại nhau Một chút hạnh phúc sóng sánh cũng đủ làm tâm hồn chúng ta tươi trẻ hơn, như giải lụa mềm vừa khoác lên bờ vai thanh tân dù đời sống chúng ta mòn mỏi biết bao nhiêu, lo âu biết bao nhiêu.,
Bạn ơi Nhớ giữ tình nhau theo hương tóc phai và nếu đôi khi ghé lòng nhìn lại Hãy nhớ về lần chúng ta hội ngộ hôm nay... Những nước mắt, tiếng cười , những thầy cô, bạn bè yêu dấu.. Chúng ta đã xa dần những ngày vui nhưng hình như, hình như trong tôi, trái tim đau còn bâng khuâng ở lại..
Bạn tôi ơi.
Subscribe to:
Posts (Atom)