Monday, August 19, 2019

CÙNG BƯỚC TRÊN ĐƯỜNG ĐỜI !!! Thầy Cô Nguyễn Tiến Thành


Hàng năm, cứ vào ngày này : Apr/6th là Tôi hay mở lại những Trang ảnh cũ để ôn lại những kỷ niệm xưa ghi lại trong mỗi tấm hình .... đã đổi màu cũ kỹ, nhưng ký ức tôi vẫn như sống lại.... Ngày xưa ... bà con, họ hàng, bạn bè tất cả những người thân yêu của chúng tôi đều chúc mừng cho chg' tôi được
"100 năm Hạnh Phúc" Bây giờ trải qua 56 năm, còn 44 năm nữa đấy ! Đường đời dài quá phải O nhỉ !!! Bước tới đây thì Mắt đã mờ cứ 2 năm phải thay kính mới đọc sách dược, đi đâu bây giờ phải đi 1 mình vì Cánh tay đau O đẩy nổi xe lăn Cho Ô. Xã được nữa rồi ! Làm gì cũng chậm Chạp, nói trước quên sau! Cả ngày lẩn quẩn với Ông Táo í quên Ông Ga mới đúng chứ ! Vừa xong bữa sáng là tới bữa trưa rồi tới bữa tối...
Chữ Quên luôn ở trước trán ! Cứ thế ...chán chưa các bạn ??
Nói thế chứ mình tự thấy mình còn sáng suốt lắm... tay chân chậm 1 chút chứ suy nghĩ còn nhanh chưa đến nỗi nào ....
Hôm nay là ngày Kỷ Niệm ngày cưới của chúng tôi ....đấy các bạn thân yêu !!!!















Friday, March 15, 2019

Trường Phan Bội Châu với Tôi - Thầy Huỳnh Ngọc Phẩm

Đã từ lâu, Phan Thiết là đất học. Học sinh Phan Thiết, nhất là ở cái nôi Phan Bội Châu, nức tiếng học giỏi. Đã nhiều năm, trước 1975, tỷ lệ đậu Tú tài, đạt nhất nhì các tỉnh Nam Trung bộ. Học sinh Phan Bội Châu, khi rời mái trường, vào đời, dù bất cứ ở đâu, dù sống trong hoàn cảnh nào, hầu hết, lúc nào cũng nhớ về trường, về thầy cô, về bạn bè và luôn sống tử tế trong xã hội. Sống có trách nhiệm với bản thân với gia đình và cộng đồng.
Tôi có hơn 40 năm làm nghề dạy học, đã qua rất nhiều trường và ngôi trường, mà tôi thương yêu nhất, gắn bó nhất là trường Phan Bội Châu. Điều này không có nghĩa là tôi đã có một thời gian dài học tập và giảng dạy ở đây: 6 năm làm học sinh và 6 năm làm thầy giáo. Tôi yêu mái trường này vì tôi đã có ở đây những năm tháng đẹp đẻ., vì ở đây tôi đã nhận được nhiều tình cảm tốt đẹp, sự giúp đở tận tụy và chân thành từ thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và học sinh , kể cả phụ huynh. Những điều quý báu đó đã đi vào lòng tôi, gắn bó như một phần cơ thể của mình.
Dâu bể cuộc đời, nhiều lúc cũng cho tôi sự đãi bôi,hờ hững, dối trá, đôi khi cả phỉ báng. Một thời gian dài, có lúc, gặp nhau giữa phố, không nói, không nụ cười. Chút tình bạn bè, thầy trò, đồng nghiệp xưa cũ cũng vội vã bay đi theo nhân tình thế thái. Cũng có thời điểm, đứng bên này đường Nguyễn Hoàng ngậm ngùi nhìn về phía cổng trường thân yêu, chỉ cách một con đường mà thấy như nghìn trùng xa cách! Song tôi chắc chắn rằng, sâu thẳm trong lòng của mỗi chúng ta luôn sống động nỗi niềm thương yêu về mái trường. Những khoảnh khắc ngậm ngùi nhất chính là những khoảnh khắc ta yêu mến trường nhất!
Càng lớn tuổi. nỗi nhớ càng thường trực trong ta. Nhớ khóm trúc già vẫn xanh màu lá, nhớ bờ giếng rêu phong, từng gốc sầu chiều,bãi cỏ sân trường, mái ngói lớp học, thầy cô, bè bạn. Những lúc ấy, tôi cảm thấy lao xao trong lòng, biết bao cảm xúc: luyến tiếc một thời cắp sách, bùi ngùi, tiếc nuối, những kỷ niệm buồn vui, những tháng ngày đã qua- những ngày xưa thân ái!.
Trong những năm gần đây và hiện nay, tôi may mắn được trở lại trường, với tư cách “một giáo viên thỉnh giảng môn toán” cho các lớp ôn thi vào 10. Tôi xúc động được ngồi trên những chỗ ngồi mà gần 60 năm trước tôi đã ngồi, xúc động được đứng trên bục giảng mà hơn 40 năm trước tôi đã đứng.
Ở đó qua khung cửa lớp học, trên bãi cỏ sân trường và dưới bầu trời xanh, tôi thấy lung linh hình bóng thầy cô tôi, bạn bè, đồng nghiệp và học trò tôi, những năm tháng thơ ấu đến trường, những ngày đêm miệt mài đèn sách. kể cả những tình cảm non nớt, vụng dại của một thời mới lớn của tôi. Những lúc ấy tôi thực sự hạnh phúc, cũng như vô cùng hạnh phúc, được họp mặt cùng anh chị em liên lớp vào chiều Mồng Bốn Tết hằng năm: hạnh phúc để thấy rằng ở đời cái gì rồi cũng mất đi, qua đi ,chỉ có tình nghĩa sống với nhau, trong đó có tình bạn bè và nghĩa thầy trò là còn mãi mãi. Và. Tôi cũng  mong hạnh phúc đó luôn được phủ đầy, thường trực trong từng trái tim , cuộc đời của mỗi chúng ta, những anh chị em khóa V trường Trung Học Phan Bội Châu Phan Thiết.

Thầy Huỳnh Ngọc Phẩm

Thursday, March 7, 2019

Lá Cờ Vàng Tôi hãnh diện có quá khứ là Người Tỵ Nạn CSVN

  Cháu Đan Vi 6 tuổi
Có một thời công chuyện làm ăn khó khăn, tôi mua một chiếc ghe nhỏ, theo anh em làm nghề dân chài, đi đánh cá Salmon. Đó là thời vàng son cách đây hơn 10 năm của « làng » ghe đánh cá Salmon gốc Việt ở British Columbia, Canada. Làm 4 tháng, nghỉ 8 tháng ăn lương thất nghiệp. Tôi thấy cái 8 tháng ăn lương thất nghiệp có vẻ ngon cơm, đi đó đây nói chuyện, viết lách, hội thảo, biểu tình … mà không sợ vợ con ở nhà ăn mì gói … Đó là lý do tôi thành dân chài, mặc dù cái thuở ban đầu lạng quạng ấy, tôi không biết vá lưới, không biết mặt con cá Salmon nó dài ngắn, méo tròn ra sao … Đúng là liều mạng!
    Ta đi trong tuyết ươm hơi lạnh
   Mà lửa từ tim vẫn nhóm hồng
Với lá quốc kỳ trên ngực áo
      Ta thấy còn hơi ấm non sông …
 Cháu Đan Vi áo dài đỏ đứng giữa hát quốc ca VNCH và HK trong tiệc Tân Niên 2019 Hội Thân Hữu Bình Thuận Nam California
Thuở đó, Ba tôi còn sống, ở Việt Nam, nghe tin Tôi ra biển, Ông than trời, vì biết Tôi không thể là dân làm biển. Ông tưởng tượng Tôi đi chân trần, vát lưới ra biển, mặt mày đen như cục thang hầm, nhấp nhô trên sóng nước … như mấy ông dân chài Phan Thiết ở Lạc Đạo, Bình Hưng, Thương Chánh … rồi nghĩ đến cái thời vàng son khi tôi từ đơn vị về thăm nhà, ngừng xe jeep trước cửa, bông mai trên bâu áo, ra trường Thủ Đức mấy năm mà vóc dáng vẫn chưa tan nát nét thư sinh, Ông lấy làm hãnh diện với bà con làng xóm … Ông thở dài, và khi biển động, bão tố ở biển Phan Thiết xa Canada gần nửa quả địa cầu, Ông lại đứng ngồi không yên nhìn ra biển rộng tưởng chiếc ghe tôi đang quay cuồng trong cơn bão, tưởng chừng khi biển Phan Thiết động thì sóng Canada cũng vỗ ầm ầm … Ba tôi than trời là đúng, Tôi ra biển nhiều lần song vẫn bị say sóng hộc máu, lưới quăng xuống nước, cá buồn tình trốn mất tiêu … và cuối cùng, tôi bán ghe sau 5 năm chọn lầm cái nghề Hà Bá chê lỗ vốn này...
Tôi thương Ba tôi khi nghĩ đến ông, nhưng ông xa tôi nghìn trùng. Cái gần gũi theo tôi lên ghe ra biển là cái « còm piu tơ » Mac Intos và mấy cái thư của cô bé gái 10 tuổi con tôi. Tôi làm nghề biển mà không bỏ được cáo nghiệp … Báo. Nghiệp Báo! Đúng là Phật dạy nghìn năm trước không sai! Báo ở đây là nghề viết lách trăm cay ngàn đắng cùa những tên cầm bút còn chút liêm sỉ và lương tâm … chứ không phải là thứ nghiệp báo trầm luân địa ngục gì cả!
Khi mỗi lần ghe vô bến, bán cá và vá lưới xong, tôi kéo giây điện gắn vô máy và gõ lọc cọc. Bài vở, tin thức lấy từ báo Tây và cái radio … rồi nhét vô cái đầu cho nó làm việc, xong sang/copy vô cái disket gửi qua Toronto cho chủ nhiệm Bùi Bảo Sơn … Tạp chí Lữa Việt vì thế mà tôi vẫn có mặt, cho dù tôi lênh đênh trên sóng nước theo đuôi bầy cá Salmon …
Có một hôm, thả lưới xong, tôi bóc cái thư cô bé gái gửi cho bố, tôi vô cùng xúc động. Thư con tôi có mấy dòng tiếng Anh Con nhớ Daddy! Con nhớ Daddy! Mà trên đầu thư con tôi vẽ một lá Quốc Kỳ mầu vàng ba sọc đỏ bằng bút chì mầu. Thì ra con tôi biết lá cờ trên bàn tôi là gì, và những gì tôi giải thích cho nó biết … Đọc thư con, nhìn những dòng chữ con nít, nhìn lá cờ … tôi thấy cả một vùng biển cửa sông Skeena gần Alaska ấm lại …
Tại Mỹ cũng như tại Canada, tờ lịch vừa qua bước vào ngưỡng cửa tháng 12 là thiên hạ chuẩn bị cho mùa Giáng Sinh. Một hôm cô bé lớp tiểu học con tôi về nhà, vừa bỏ sách vở xuống bàn là nó kéo tôi ra phòng khách:
– Ông Thầy trường con gắn cờ Việt Cộng trên cây Giáng Sinh đó Ba!
– Sao con biết đó là cờ Việt Cộng?
– Thì có lần ba chỉ con cờ đỏ sao vàng là cờ Việt cộng, là cờ bỏ tù Ba, là cờ mà Ba Mẹ phải chạy trốn. Con ghét lá cờ đó lắm! Tại sao trường không treo cờ mình Ba?
Tôi bảo con tôi:
– Con giỏi lắm! Ba thương con lắm! Ba với con lên trường, con chỉ cho Ba lá cờ Việt cộng trên cây Giáng Sinh nhen!
Cô bé nhanh nhẩu:
– Con dắt Ba đi liền được không Ba?!
Trường cách nhà tôi chỉ vài trăm mét. Hai cha con vô trường, và quả đúng như lời cô bé, một lá cờ đỏ sao vàng nhỏ chen giữa những lá cờ các quốc gia khác được trang trí gắn trên cây Giáng Sinh sặc sỡ những bong đèn màu nhấp nháy. Tôi dắt con vào xin gặp ông Hiệu Trưởng, giải thích cùng ông về lá cờ, về kiếp nạn của dân tộc Việt Nam, và hơn nửa triệu người Việt Nam bỏ nước vượt biển ra đi, vùi thây trong biển cả chỉ vì lá cờ này … Và lá cờ cờ đỏ sao vàng là cơn ác mộng của tôi, gia đình tôi, dân tộc tôi.
Ông Thầy Canada nghe tôi giải bày, cảm thức những xúc cảm của tôi khi tôi nói, ông hiểu ra, và khi tôi bảo ông rằng tôi sẽ làm đơn chuyển con tôi đi trường khác học nếu ông còn giữ lá cờ đỏ này trên cây Giáng Sinh. Ông từ tốn dắt cha con tôi ra cây Giáng Sinh, gở bỏ lá cờ đỏ sao vàng, và quay lại hỏi con tôi:
– Con muốn Thầy thay lá cờ nào lên đây?
– Dạ, lá cờ con làm ở nhà!
– OK, mai con đem cờ con làm lên trường nghe!
– Dạ! Mai con đem lên! Con cám ơn Thầy!
Đêm đó, nhỏ bé con tôi hí hoáy cắt giấy, tô vẽ một lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ nhỏ xíu. Sáng hôm sau nó lên trường thật sớm. Giờ ăn trưa, nó chạy một mạch về nhà:
– Daddy! Cây Giáng Sinh ở trường thầy con cho gắn một lá Cờ Vàng như lá cờ của Ba để trên bàn.. Con làm lá cờ đó hồi hôm Ba biết không?
– Ba biết! Ba biết! Ba thấy con làm! Con giỏi lắm! Ba thương con!
Tôi ôm con tôi vào lòng, hôn trên trán nó, và tôi thấy Vancouver ấm cả một trời mùa Đông …!
Bình là một thuyền nhân tỵ nạn đi chui, nghĩa là anh em hắn phóng lên ghe tôi giờ chót khi tôi và đám bạn đẩy ghe ra biển. Đến Canada, hắn ở cùng thành phố Vancouver với tôi. Khá lâu không gặp, có lần tôi lang thang trong chợ Longdale Market ở North Vancouver, gặp hắn làm nhân viên security trong chợ, có job tốt, vợ con, nhà cửa đàng hoàng. Tôi mừng là anh em chúng tôi không tên nào chết trên biển, không tên nào thất nghiệp và ba trợn khi đến xứ người … Tôi không mong gì hơn.
Khoảng một tuần sau đó, bất ngờ Bình phone tôi:
– Anh Hai, sáng nay tôi vô làm, thấy thằng manager cho giăng một dãy cờ trên gần nóc lòng chợ, có cả cờ đỏ sao vàng. Tôi xì nẹt và cự lộn với nó!
– Bộ không sợ nó đuổi sở sao?
– Đuổi, tôi tìm chỗ khác làm, chịu nhục làm ở đây mỗi ngày thấy lá cờ này tôi chịu không được!
Thằng manager thấy tôi nóng, lúc đầu nó ngạc nhiên, sau tôi giải thích nó hiểu ra, nó đồng ý bỏ lá cờ đó, nhưng nó ra điều kiện là tôi phải tự vô kho mang thang ra leo lên tháo cờ, và thay vào bất cứ một lá cờ quốc gia khác mà tôi không “up set, không nhức đầu” ngay hôm nay. Nó không chấp nhận để giây cờ trong chợ có một khoảng trống. Anh có lá cờ quốc gia nào sẳn ở nhà, lái xe mang gấp qua cho tôi trước khi chợ đóng cửa!
– OK, chuyện gì chứ chuyện này tao bay qua liền!
Mặc dù thằng em Thuyền Nhân Đi Chui của tôi nó không tham gia sinh hoạt đấu tranh nào, năm 1975 nó còn nhỏ, chưa đi lính, nhưng nó có tinh thần quốc gia ngon lành, và phản ứng hết sẩy, ngon lành hơn bất cứ ai ăn cơm quốc gia thờ ma Việt Vẹm.
Ngày hôm nay, ai thăm chợ Longdale Market ở North Vancouver, Canada vẫn còn thấy trên nóc chợ một lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ giăng giữa hàng cờ các quốc gia khác, đó là lá cờ của tôi và Bình. Hạ được cờ đỏ VC, treo lên lá Cờ Vàng trên nóc chợ ở Canada là một kỷ niệm khó quên của anh em tàu BI 25803 của tụi tôi khi vào Pulau Bidong năm 1980 trước đây.
Tại Canada, tỉnh Alberta là nơi lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ được treo thường trực tại hai thành phố Calgary và Sandre. Chế độ Hà Nội nhiều lần cay cú và can thiệp yêu cầu kéo xuống, nhưng chính phủ các cấp Alberta vẫn lạnh như tiền, quyết tâm giữ lá cờ của cộng đồng Việt Nam tỵ nạn cộng sản là một yếu tố quan trọng để nhà nước Alberta gửi gió cho mây ngàn bay những lời phản đối, yêu cầu của Hà Nội.
Những đồng hương Việt Nam có dịp ngang qua Calgary, ngay trên góc xa lộ Deerfoot và International Avenue (đường 17), sẽ thấy có một công viên treo một dọc cờ các quốc gia tự do trên một hàng trụ cờ, và lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ tung bay giữa hàng cờ đó.
Thành phố Vancouver Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ xuất hiện trong một tình huống rất lý thú. Trên đường Kingsway, một trong nhưng con đường chính của thành phố đẹp nhất Bắc Mỹ này, gần giữa hai góc đường số 10 th Ave và 11 th Ave, có một hảng bán xe khá đắc tiền có tên là Tecnique Auto Sale. Bỗng một hôm, bà con Việt Nam đi xe bus ngang hảng xe, thấy một hàng cờ trong đó có lá cờ đỏ sao vàng tổ bố. Thế là nhiều cú phone gọi tới tấp tới anh em Hội Cựu Chiến Sĩ và Hội Thủ Đức Vancouver:
– Trời ơi mấy ông ơi! Tụi Việt Cộng nó treo cờ đỏ sao vàng trên đường Kingsway! Bây giờ mấy ông làm sao chớ!
– Chỗ nào Bác!
– Chỗ tiệm bán xe trên đường Kingsway, gần góc 11!
– OK bác! Tụi cháu đến đó ngay!
Tôi và Trần Văn Trung SĐ18 phóng xe đến đó, và y như rằng, lá cờ đỏ sao vàng đang giỡn mặt bà con dưới trời Vancouver. Tôi và Trung vào hảng xe, tự giới thiệu là đại diện cho Hội Cựu Chiến Sĩ và Hội Võ Khoa Thủ Đức thuộc cộng đồng Việt Nam, xin gặp manager …
– Thưa ông, sao hôm nay hảng ông lại có sang kiến treo 12 lá cờ trước hảng xe, và tại sao lại có lá cờ đỏ sao vàng?
– Hảng tôi buôn bán xe, 12 lá cờ được treo là 12 sắc dân đông đảo có mặt sinh sống tại vùng Vancouver Mainland và vùng phụ cận. Người Việt các ông trong vùng này theo tôi đoán có khoảng 40 ngàn dân, do đó tôi treo lá cờ đỏ sao vàng của nước ông!
Tôi biết ngay là hảng xe có một sự nhầm lẫn vĩ đại và vô tình. Tôi từ tốn giải thích:
– Vì nhu cầu buôn bán, hảng ông mới treo các lá cờ quốc gia của các sắc dân. Chúng tôi đến đây với thiện chí là giúp các ông tránh khỏi những hiểu lầm không lợi cho việc buôn bán của hảng ông. Việc treo các lá cờ khác, chúng tôi không có ý kiến, nhưng treo lá cờ đỏ sao vàng thì không nên?
– Tại sao / Why? Xin ông nói rõ hơn!
– Thưa ông, lá cờ đỏ sao vàng là lá cờ của đảng cộng sản Việt Nam và đảng đó đã áp đặt thành cờ của nước Việt Nam cộng sản; lá cờ đó không đại diện cho nước Việt Nam tự do của chúng tôi. Vì lá cờ này mà dân tộc tôi đau khổ, vì lá cờ này mà chúng tôi phải bỏ nước ra đi và có mặt ở đây, vì lá cờ này mà nửa triệu người Việt Nam vùi thân trong lòng biển trên đường tìm tự do. Quý hảng treo lá cờ này là khơi lại niềm đau, nỗi hận của 40 ngàn người Việt sinh sống ở đây, và họ sẽ không vào xem xe các ông, không mua xe các ông, và họ có thể tập trung hàng ngàn người biểu tỉnh chống lá cờ đỏ trước hảng ông …
Người Manager hiểu ra ngay sự tình, và ông đồng ý. Ông cho người tháo lá cờ đỏ sao vàng xuống. Nhưng ông bỗng nói:
– Tháo lá cở đỏ xuống thì một trụ cờ bỏ trống …
– Vậy ông có thể thay lá Cờ Vàng Việt Nam của chúng tôi lên được không?
– OK được! Chừng nào ông giao lá cờ đó cho chúng tôi?
– Ngay hôm nay!
Chúng tôi cho Trung bay về trụ sở Hội Cựu Chiến Sĩ mang đến hảng xe lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ. Hảng xe hí hoáy móc vào thanh ngang của trụ cờ nhưng không được, vì cờ không có lổ ngang đủ rộng. Người manager không trả lại cờ, ông giữ lại và mang vào office...... Chúng tôi cám ơn ông và từ giả hảng xe. Trên đường về, tôi nói với Trung:
– Đem được cờ đỏ VC xuống là tụi mình thắng VC 1-0 rồi! Chuyện họ treo cờ mình lên được thì càng tốt, không có cũng không sao, miễn là đừng có cờ đỏ sao vàng treo lên trong thành phố này là OK.
Mấy hôm liền sau đó, chúng tôi cứ lái xe lạng qua lại trước hảng xe xem có gì lạ không. Cây cột cờ vẫn để trống, không cờ đỏ, không Cờ Vàng. Tôi nghĩ bụng, chắc hảng xe muốn giữ thái độ trung lập. 1-0 là tỷ số chấp nhận được. Nhưng ngày hôm sau nữa, khi tôi lái xe qua đường Kingsway để ý cây trụ cờ trống như thường lệ, mắt tôi sáng lên khi thấy lá Cở Vàng Ba Sọc Đỏ rực rỡ, mới toanh đồng dạng với hàng cờ các nước khác, tung bay trong gió. Thì ra hảng xe thuê may lá Cờ Vàng theo mẫu lá cờ chúng tôi cho hảng nhưng có một lỗ ngang để luồn vào. Họ đã giữ lời hứa treo lá Cờ Vàng.
Tôi phone Trung và các bạn:
– Hạ VC thêm một quả nữa! 2-0!
– Cái gì?
– Hảng xe treo cờ mình, đẹp, mới toanh, rực rỡ! Gặp nhau tại Hội quán ngay. Phone cho mấy ông thần nước mặn của mình luôn. Ứng tiền mua giùm một cái thiếp cám ơn, mộ bó hoa, một case beer, lấy ở nhà một chai rượu chưa khui …
– Để làm gì?
– Tặng hảng xe, sao đó mình khao quân!
– Nghe 5, nhận 5!
Nội trong hôm đó, chúng tôi đã tiếp xúc cám ơn hảng xe, để lại trong văn phòng họ một chai rượu, một case beer, một bó hoa và một thiệp cám ơn … nhân danh Cộng đồng Người Việt vùng Greater Vancouver, Hội Cựu Chiến Sĩ và Hội Võ Khoa Thủ Đức Vancouver … Và cuối tháng, khi báo Việt Nam Vancouver (một ấn bản địa phương của Nguyệt San Việt Nam) ra lò, chúng tôi đã gửi cho hảng xe 40 số báo free mà trang bìa là 1 trang quảng cáo cho hảng xe không lấy tiền. Quảng cáo nẳm ngay nơi trang bìa sau tờ bào với lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ tung bay.
Đây là lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ duy nhất tại Vancouver rực rỡ, lồng lộng trong nắng tại Vancouver, bất chấp những cú phone và văn thư khiếu nại, phản đối của sứ quán cộng sản tại Ottawa. Tỷ số 2-0 này sẽ tồn tại cho đến ngày tàn trận đấu dài mà thời gian trận đấu được tính bằng năm, bằng tháng trên nỗi đau của dân tộc …
Hiện nay, âm mưu và nổ lực của tà quyền Taliban VC ở Hà Nội vẫn còn đang tiến hành quyết liệt: Phân hoá cộng đồng Việt Nam ở Hải Ngoại, lăng nhục cuộc chiến đấu chính nghĩa của QLVNCH và bôi bẩn, hạ thế giá lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ. Chúng ta mất gần hết, chỉ còn lại mầu cờ. Và chúng ta không chấp nhận những phản bội của bất cứ ai, bất cứ từ đâu tới. Những đoản văn này được viết nhân chuyện mầu cờ bị lăng nhục ở Nam California.
Lịch sử sẽ không tha thứ cho những ai bôi đen lịch sử bằng cách hạ nhục lá Cờ Vàng!
Hải Triều 2010/11/01
Nhóm Nhà Văn Quân Đội